Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Cần mua củ nưa chuông ( khoai nưa )

Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức , cần mua số lượng lớn củ nưa chuông 3 năm tuổi , lưu ý công ty chỉ mua loại củ cắt ra luộc thử thấy rất nhiều chất nhầy , cá nhân đơn vị tổ chức nào có khả năng cung cấp xin vui lòng liên hệ . 0466872314 Call 0962638076 Email thuocnamthd@gmail.com



                                                     http://nguubang.com/

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Cánh kiến đỏ giá bán 100.000 / kg

Hiên nay chúng tôi đang có một số lượng lớn sản phẩm Cánh kiến đỏ có chất lượng rất tốt, cần tiêu thụ cho người dân.

Người ta còn dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác.  Nhựa cánh kiến cũng được dùng để pha màu sơn và vẹc ni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng,  pha chế với các chất hóa học khác làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhựa cánh kiên đỏ còn được dùng trong công nghiệp vecni, son,mạ những sản phẩm chiu nhiệt, chịu axit, chiu tác động của khí hậu khắc nghiệt, như máy bay, đồ điện tử cao cấp; Sản phẩm cánh kiến đỏ còn dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, túi nilon tự hủy.... Những sản phẩm thân thiên với môi trường và sức khỏe cộng đồng , mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ 
Tell 0466872314 Call 0962638076 Email nguubang@gmail.com  http://nguubang.com/

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Cây râu mèo

Cây râu mèo

cay rau meo Cây râu mèo

Tên khác:

Cây bông bạc.

Tên khoa học:

Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis).

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid, saponin, coumarin, tinh dầu, chất béo, tanin…

Công dụng:

Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày.
http://nguubang.com/

Cây rau dền

Cây rau dền

cay rau den Cây rau dền

Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.
Rau dền gồm nhiều loài: Dền cơm ( Amaranthus viridis L), Dền tía ( Amaranthus tricolor L).
Bộ phận dùng: toàn cây và rễ. Theo Đông y dền cơm vị ngọt tính hàn. Dền tía vị ngọt mát vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Có thể nấu, xào, ép nước. Ngày dùng 100 – 250g.

Một số món ăn, bài thuốc có rau dền:

  • Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
  • Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
  • Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
  • Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Lá dền tía 50g rửa sạch thái lát nấu bỏ bã lấy nước thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản
  • Chữa đau mắt: hạt dền cơm hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
  • Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay nấu với bột canh bột tôm hay nước cua. Mát gan thanh nhiệt kích thích tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian lấy lá rau dền giã nát uống nước và bã đắp chữa rắn cắn.
Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa tiểu tiện không thông.   http://nguubang.com/

Cây nhàu

Cây nhàu

cay nhau Cây nhàu

Tên khác:

Cây Ngao, Nhàu núi, cây Giầu.

Tên khoa học:

Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

Bộ phận dùng:

Quả, rễ, lá.

Thành phần hoá học chính:

Anthranoid.

Công dụng, cách dùng:

Rễ chữa cao huyết áp. Ngày dùng 30-40g sắc uống thay nước chè.
Quả ăn với muối giúp nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, nướng chín ăn chữa lỵ.
Lá giã nát đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da non, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ.

Chú ý:

Một số cây thuộc chi Morida cũng được gọi là cây Nhàu. Trong số này cây Morida trimera L. cũng được gọi là Nhàu núi và rễ được dùng để chữa huyết áp cao
Đã có một số chế phẩm từ quả Nhàu đuợc sản xuất dưới các dạng bào chế khác nhau.  http://nguubang.com/

Cây khôi

Cây khôi

cay khoi Cây khôi

Tên khác:

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.

Tên khoa học:

Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Cây mọc hoang ở những khu rừng rậm miền thượng du như Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình…

Bộ phận dùng:

Lá.

Thành phần hoá học chính:

Tanin.

Công dụng:

Chữa đau dạ dày.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày uống 40-80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.   http://nguubang.com/

Cây gạo

Cây gạo

cay gao Cây gạo

Tên khác:

Mộc miên.

Tên khoa học:

Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav., họ Gạo (Bombacaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Vỏ cây, hoa.

Thành phần hoá học chính:

Chất nhầy.

Công dụng:

Dùng bó chữa gãy xương, làm thuốc cầm máu, thông tiểu, chữa ỉa chảy, kiết lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống, ngày dùng 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu.
Hoa sao vàng, sắc uống, ngày dùng 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ.  http://nguubang.com/

Cây đại

Cây đại

cay dai Cây đại

Tên khác:

Cây sứ, Bông sứ.

Tên khoa học:

Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở các đình chùa, các vườn hoa.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae).
Lá tươi, nhựa tươi.

Thành phần hoá học chính:

Các chất thuộc nhóm Iridoid, alcaloid, trong hoa có tinh dầu.

Công dụng:

Vỏ thân dùng để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thuỷ thũng.
Hoa trị sốt, chữa ho tiêu đờm.
Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu.
Nhựa: bôi trị vết ghẻ lở, viêm tấy.

Cách dùng:

Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống dùng để nhuận tràng: 3-6g, dùng để xổ: 8-16g.
Hoa: 12-20g.

Chú ý:

Người đang tiêu chảy, có thai không được dùng.   Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn

cay cut lon Cây cứt lợn

Tên khác:

Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi.

Tên khoa học:

Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, alcaloid, saponin.

Công dụng, cách dùng:

Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
Chữa rong huyết sau khi sinh nở: 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

Chú ý:

Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) cũng được gọi là cây Cứt lợn, cỏ hôi.    Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây chổi xể

Cây chổi xể

choi xe Cây chổi xể

Tên khác:

Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.

Tên khoa học:

Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Lá, phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu.

Công dụng:

Chữa cảm cúm, đau nhức, ăn không tiêu, đau bụng, dùng cho phụ nữ uống sau khi để, cất tinh dầu.

Cách dùng, liều lượng:

Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cẩu tích

Cẩu tích

cau tich Cẩu tích

Tên khoa học:

Rhizoma Cibotii

Nguồn gốc:

Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Cây này mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột.

Công dụng:

Chữa đau khớp, đau lưng phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già yếu đi tiểu nhiều.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 10-18g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Câu kỳ tử

Câu kỳ tử

cau ky tu Câu kỳ tử

Tên khác:

Khởi tử.

Tên khoa học:

Fructus Lycii

Nguồn gốc:

Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).
Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Caroten, vitamin C, acid amin.

Công dụng:

Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, ra nhiều nước mắt, mắt mờ, đái đường.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Chú ý:

Vỏ rễ của cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì (Cortex Lycii sinensis) dùng chữa sốt, ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu…  Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Câu đằng

Câu đằng

cau dang Câu đằng

Tên khoa học:

Ramulus Uncariae cumunsis

Nguồn gốc:

Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây Câu đằng thường mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta.
Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin).

Công dụng:

Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh…

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc.

Ghi chú:

Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía.  Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cát cánh

Cát cánh

cat canh Cát cánh

Tên khoa học:

Radix Platycodi

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Cây ưa khí hậu vùng ôn đới, một số vùng cao nước ta có thể trồng được.
Dược liệu phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Saponin triterpenoid.

Công dụng:

Chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khó thở.

Cách dùng, liều lượng:

Mỗi ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kết hợp với các vị thuốc khác
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cát căn

Cát căn

cat can Cát căn

Tên khác:

Sắn dây.

Tên khoa học:

Radix Puerarie

Nguồn gốc:

Vị thuốc là rễ củ đã chế biến của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột 12-15% (rễ tươi), flavonoid (puerarin, daizin, daizein).

Công dụng:

Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
Chế tinh bột làm thực phẩm và làm thuốc.

Cách dùng, liều lượng:

Mỗi ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Canhkina

Canhkina

canhkina Canhkina

Tên khoa học:

Cortex Cinchonae

Nguồn gốc:

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi, sấy khô của nhiều loài Canhkina như: Canhkina đỏ (Cinchona succirubra Pavon), Canhkina vàng (Cinchona calisaya Weddell), Canhkina xám (Cinchona officinalis L.), họ Cà phê (Rubiacea).
Cây được trồng ở một số vùng ở nước ta (Ba Vì, Lâm Đồng).

Thành phần hoá học chính:

Các alcaloid (quinin, quinidin, cinchonin, cincholidin…), glucosid đắng, nhựa…

Công dụng:

Chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều trị sốt rét.
Thuốc hạ sốt, thuốc bổ kích thích tiêu hoá, điều trị các vết thương, vết loét.

Cách dùng, liều lượng:

Uống dạng bột, cao, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g, cồn: 2-15g, siro:20-100ml mỗi ngày. Quinin chữa sốt rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.

Chú ý:

Cây Ô môi (Cassia fistula L. = Cassia grandis L. f.) được trồng ở đồng bằng sông Cửu long và một số tỉnh ở miền Bắc cũng gọi là Canhkina Việt Nam, cơm quả làm thuốc nhuận, tẩy, cần phân biệt, tránh nhầm lẫn.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cánh kiến đỏ

Cánh kiến đỏ

canh kien do Cánh kiến đỏ

Tên khoa học:

Lacca

Nguồn gốc:

Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae) tạo ra. Sâu cánh kiến có ở nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đó Sâu cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến đỏ.

Thành phần hoá học chính:

Chất màu (các dẫn chất anthraquinon), chất nhựa (hỗn hợp polyester giữa acid béo có nhóm OH và các nhóm sesquiterpen).

Công dụng, cách dùng:

Thuốc hạ sốt: Ngày dùng 4-6 g;
Cồn gôm lac 5% chấm răng để phòng sâu răng.
Làm hương liệu, bao viên thuốc chống ẩm, làm chất màu, chất tạo màng (vecni, chất cách điện, keo dán).
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cam toại

Cam toại

cam toai Cam toại
Euphorbia sieblodianae

Tên khoa học:

Euphorbia sieblodianae

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ cây Cam toại (Euphobia sieblodiana Morren et Decaisne hay Euphorbia kansui Liou.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

γ-euphorbol, euphadienol.

Công dụng:

Dùng làm thuốc xổ, tẩy mạnh.

Cách dùng, liều lượng:

Cam toại dùng sống (Sinh cam toại) có tác dụng mạnh và độc tính mạnh (liều mỗi ngày 0,3-1g).
Cam toại nướng, xào dấm làm chậm tác dụng xổ tẩy và làm giảm độc tính (liều mỗi ngày 1,5-3g). Dùng dạng bột hay dạng viên.

Chú ý:

Dược liệu độc, không dùng cho phụ nữ có thai, không dùng chung với Cam thảo.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cam thảo dây

Cam thảo dây

cam thao day Cam thảo dây
Abrus precatorius L.

Tên khác:

Dây cườm cườm, Dây chi chi.

Tên khoa học:

Abrus precatorius L., họ Đậu (Fabaceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh, làm thuốc ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất (Herba Abri Precatorii).

Thành phần hoá học chính:

Chất ngọt tương tự glycyrrhizin.

Công dụng:

Dùng thay cảm thảo bắc chữa cảm, ho.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-16g, sắc uống, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cá ngựa

Cá ngựa

ca ngua Cá ngựa

Tên khác:

Hải mã, Thuỷ mã.

Tên khoa học:

Hippocampus

Nguồn gốc:

Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của một số loài Cá ngựa: Hippocampus kelloggi Jordan et Snyder (Khắc thị hải mã), Hippocampus histrix Knaup (Cá ngựa gai = Thích hải mã), Hippocampus kuda Bleeker (Đại hải mã), Hippocampus trimaculatus Leach (Cá ngựa chấm = Tam ban hải mã)…, họ Hải long(Syngnathidae).
Vùng biển nước ta có một số loài Cá ngựa đang được khai thác và sử dụng.

Thành phần hoá học chính:

Protid, lipid.

Công dụng:

Thuốc bổ, kích thích sinh dục, chữa liệt dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏi gối, báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng 4-10g một ngày dưới dạng thuốc sắc, bột, rượu, hoàn.

Chú ý:

Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cà gai leo

Cà gai leo

ca gai leo Cà gai leo
Solanum hainanense

Tên khác:

Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.

Tên khoa học:

Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)

Thành phần hoá học chính:

Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.
Dây có alcaloid.

Công dụng:

Cây được dùng trị hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cà đinh

Cà đinh

ca dinh Cà đinh
Solanum surattense

Tên khoa học:

Solanum surattense Burm. f. , họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học chính:

Saponin (solanin, solasonin…).

Công dụng:

Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét.

Cách dùng, liều lượng:

Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài đắp lên vết loét.

Chú ý:

Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.
Tránh nhầm lẫn với cây Cà độc dược (Datura metel L.) Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bụp giấm

Bụp giấm

bup giam Bụp giấm
Hibiscus subdaiffla L.

Tên khoa học:

Hibiscus subdaiffla L. , họ Dâm bụt (Malvaceae).
Cây có nguồn gốc ở Tây phi, nay trồng ở nước ta.

Bộ phận dùng:

Đài hoa, quả, lá.

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid (hibiscitrin, gossypitrin…), acid hibiscic, acid amin, a,b-caroten…

Công dụng:

Kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Là nguồn nguyên liệu có triển vọng để chiết xuất các chất màu thực phẩm.

Cách dùng , liều lượng:

Sử dụng dưới dạng rượu, trà.

Chú ý:

Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bướm bạc

Bướm bạc

buom bac Bướm bạc
Mussaenda pubescens Ait. f.

Tên khác:

Bươm bướm, Hoa bướm.

Tên khoa học:

Mussaenda pubescens Ait. f. , họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta.

Bộ phận dùng:

Hoa, rễ, cành, lá.

Thành phần hoá học chính:

Acid amin, acid hữu cơ (Arjunolic).

Công dụng:

Lợi tiểu, chữa ho, hen, gãy xương, chữa tê thấp.

Cách dùng, liều lượng:

Hoa làm thuốc lợi tiểu chữa ho, hen, ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gãy xương.
Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Cành, thân, lá cũng dùng như rễ, ngày dùng 6-12g. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bông ổi

Bông ổi

bong oi Bông ổi

Tên khác:

Cây ngũ sắc.

Tên khoa học:

Lantana camara l. , họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.

Bộ phận dùng:

Lá, hoa và rễ (Folium, Flos et Radix Lantanae).

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (cameren, isocameren…), alcaloid (lantanin).

Công dụng, cách dùng

Rễ chữa sốt lâu không khỏi, phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm dập, Mỗi ngày dùng 30-60g dưới dạng thuốc sắc.
Hoa chữa ho lâu ngày, ho ra máu – ngày:10-12g dạng thuốc sắc.
Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét; xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ghi chú:

Tránh nhầm lẫn với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conzyoides l.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bỏng nổ

Bỏng nổ

bong no Bỏng nổ

Tên khác:

Cây nổ, Bỏng nẻ.

Tên khoa học:

Fluggea virosa (Roxb. ex Willd.) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Bộ phận dùng:

Lá, vỏ thân, rễ.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid (securinin), tanin.

Công dụng:

Chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.

Cách dùng, liều lượng:

Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bồng hồng

Bồng hồng

bong hong Bồng hồng

Tên khác:

Nam tì bà diệp, cây Lá hen.

Tên khoa học:

Calotropis gigantea R. Br. , họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Bộ phận dùng:

Lá.

Thành phần hoá học chính:

Calotropin.

Công dụng:

Làm thuốc chữa hen.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dưới dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Ghi chú:

Không nhầm với cây Bồng bồng thuộc họ Hành (Liliaceae).
Lá khô của cây Nhót tây hay Nhót Nhật Bản (Eryobotrya japonica Lindl.) gọi là tỳ bà diệp, cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây Bòng Bong

Bòng bong

bong bong Bòng bong

Tên khác:

Thòng bong.

Tên khoa học:

Lygodium sp. , họ Bòng bong (Schizeaceae).
Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.

Bộ phận dùng:

Cả cây mang lá (Herba Lygodii).

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid, acid hữu cơ.

Công dụng:

Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh).

Ghi chú:

Người ta dùng bào tử của loài Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (Spora Lygodii) trị đái buốt, đái rắt.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây Bối Mẫu

Bối mẫu

boi mau Bối mẫu

Tên khoa học:

Bulbus Fritillariae

Nguồn gốc:

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.), cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don.), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae).
Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid, tinh bột.

Công dụng:

Chữa ho, ung nhọt ở phổi, teo phổi, nhọt vú, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Ghi chú:

Có tài liệu quy định cây Fritillaira vertillata Willd. – Triết bối mẫu; cây Fritillaria roylei Hook. – Xuyên bối mẫu.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bọ mẩy

Bọ mẩy

bo may Bọ mẩy

Tên khác:

Đại thanh.

Tên khoa học:

Clerodendrom cytophyllum Turcz. , họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Lá (Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix et Folium Clerodendri).
Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid.

Công dụng:

Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính.
Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý:

Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy với vị thuốc Đại thanh diệp (nhập từ Trung Quốc) (Folium Isatidis) là lá của cây Isatis tinctoria L. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bồ cu vẽ

Bồ cu vẽ

bo cu ve Bồ cu vẽ

Tên khác:

Sâu vẽ.

Tên khoa học

Breynia fruticosa Hook. f. họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Bộ phận dùng:

Lá (Folium Breyniae fruticosae), vỏ thân (Cortex Breyniae fruticosae).

Thành phần hoá học chính:

Acid hữu cơ.

Công dụng:

Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lở loét.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bồ công anh

Bồ công anh

bo cong anh Bồ công anh
Lactuca indica L.

Tên khác:

Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.

Tên khoa học:

Lactuca indica L. , họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Bộ phận dùng:

Lá, cành (Folia et Caulis lactucae).

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid, chất nhựa.

Công dụng:

Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-30g dưới dạng nước sắc. Lá tươi giã nát đắp ngoài.

Chú ý:

Ung nhọt đã vỡ mủ không nên dùng.
Rễ, lá Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg. ), họ Cúc (Asteraceae) được dùng với công dụng tương tự Bồ công anh Việt Nam.Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bọ cạp

Bọ cạp

bo cap Bọ cạp

Tên khác:

Toàn yết, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ.

Tên khoa học:

Buthus sp. , họ Bọ cạp (Buthidae).
Nước ta có nhiều loài bọ cạp, vị thuốc phải nhập từ nước ngoài.

Bộ phận dùng:

Dùng cả con làm thuốc gọi là Toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi gọi là Yết vĩ.

Thành phần hoá học chính:

Trong bọ cạp có chất độc katsutoxin có bản chất protein giống như nọc rắn hay nọc độc của một số con vật khác.

Công dụng:

Làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, làm thuốc kích thích thần kinh, chữa bán thân bất toại.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày uống 3-5g dùng phối hợp với các vị thuốc khác.Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Binh lang

Binh lang

binh lang Binh lang

Tên khoa học:

Semen Arecae

Nguồn gốc:

Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu l.), họ Cau (Arecaceae).
Cây được trồng khắp các miền nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Tanin (50%), dầu béo (10%), alcaloid (3%).

Công dụng:

Chữa sán, giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt rét, cước khí sưng đau.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.

Ghi chú:

Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì là thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toàn thân, nhất là bụng.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây Bí ngô

Cây Bí ngô

bi ngo Bí ngô
Cucurbita pepo L. Cucurbita pepo L.

Tên khác:

Bí đỏ, Bí rợ, Bù rợ.

Tên khoa học:

Cucurbita pepo L. , họ Bí (Curcubitacea).
Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm.

Bộ phận dùng:

Hạt (Semen Cucurbitae).

Thành phần hoá học chính:

Dầu béo (50%), chất nhựa, acid hữu cơ, vitamin.

Công dụng:

Chữa sán.

Cách dùng, liều lượng:

Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ăn vào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g, 5-10 tuổi dùng 75g. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây Bí kỳ nam

Cây Bí kỳ nam

bi ky nam Bí kỳ nam
Hydnophytum formicarium Jack

Tên khác:

Kiến kỳ nam, Kỳ nam kiến.

Tên khoa học:

Hydnophytum formicarium Jack = Hydnophytum montanum Blume, họ Cà phê (Rubiaceae)

Bộ phận dùng:

Phần thân phình thành củ thái thành miếng mỏng, phơi khô
Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Nam nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần thân phình thành củ có muối vô cơ, vết alcaloid.

Công dụng:

Chữa các bệnh về gan, vàng da, ăn uống kém, đau nhức xương,khớp.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bảy lá một hoa

Bảy lá một hoa

bay la mot hoa Bảy lá một hoa
Paris polyphilla Sm.

Tên khác:

Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu.

Tên khoa học:

Paris polyphilla Sm. = Daiswa polyphylla (Sm.) Raf. và một số loài khác thuộc chi Paris như P. delavayi Franch., P. hainannensis Merr., họ Loa kèn trắng (Liliaceae).
Cây mọc hoang ở một số vùng núi cao trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Thân rễ.

Thành phần hoá học chính:

Saponin.

Công dụng:

Chữa sốt, rắn độc cắn, chữa ho lâu ngày, hen suyễn.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng.

Ghi chú:

Có tài liệu tách thành họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae).Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bạch quả

Bạch quả

bach qua Bạch quả
Semen Ginkgo

Tên khoa học:

Semen Ginkgo

Nguồn gốc:

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch quả (Ginkgoaceae)
Cây này không có ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Protein, lipid.

Công dụng:

Chữa ho hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-9g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ghi chú:

Không dùng hạt sống vì có độc.
Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng. Trong lá có flavonoid và hợp chất diterpen.
Cao chiết từ cây Bạch quả đã co trong biệt dược “Ginkogink”, “Tanakan”, “Usapha-Hemo”….
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bạch mao căn

Bạch mao căn

bach mao can Bạch mao căn
Imperata cylindrica P. Beauv.

Tên khoa học:

Rhizoma Imperatae

Nguồn gốc:

Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv.), họ Lúa (Poaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi, lá dùng để lợp nhà, thân rễ làm thuốc.

Thành phần hoá học chính:

Glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng.

Công dụng:

Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc.

Ghi chú:

Phụ nữ có thai không nên dùng.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bạch linh

Bạch linh

bach linh Bạch linh
Poria cocos Wolf

Tên khác:

Phục linh.

Nguồn gốc:

Quả thể nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác.
Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Dược liệu chia thành 4 thứ:
  • Phục linh bì là vỏ ngoài.
  • Xích phục linh là lớp thứ hai sau vỏ ngoài.
  • Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình khối vuông dẹt.
  • Phục thần là những quả thể có lõi gỗ (rễ thông) ở giữa.

Thành phần hoá học chính:

Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.

Công dụng:

  • Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
  • Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
  • Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy trướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
  • Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.

Cách dùng liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ

bach dong nu Bạch đồng nữ
Clerodendrum viscosum

Tên khác:

Mò trắng, Bấn trắng.

Tên khoa học:

Clerodendrum viscosum Vent.=Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri).
Rễ (Radix Clerodendri).

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid, flavonoid, muối calci.

Công dụng:

Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.

Cách dùng, liều lượng:

Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi ngày dùng 15-20g.

Ghi chú:

Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp.
Loài Mò mâm xôi (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), loài Xích đồng nam (Clerodendrum squanmatum Vahl.) cũng được dùng với công dụng tương tự.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bạch đàn

Bạch đàn

bach dan Bạch đàn
Eucalyptus sp

Tên khác:

Khuynh diệp

Tên khoa học:

Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng (E. camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (E. exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f)

Bộ phận dùng:

Lá (Folium Eucalypti), ngọn mang lá, tinh dầu (Oleum Eucalypti).

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (5-6%), chủ yếu là cineol, citronelal.

Công dụng, cách dùng:

  • Chữa ho, giúp tiêu hoá: nước sắc, siro.
  • Chữa cảm sốt: nấu nước xông.
  • Cất tinh dầu làm dầu xoa, cao xoa và làm hương liệu.
  • Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/