Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Củ Đương Quy - Nhân sâm của phụ nữ

Đương quy là đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể. 

Đương quy trị bệnh về huyết

Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae). Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9.
nhan sam cua phu nu
Cây đương quy
Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.
Tại Việt Nam đương quy được trồng nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Đông y sử dụng ương quy để chữa bệnh thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh, huyết ứ trệ, phụ nữ trước khi đẻ vài ngày uống nước sắc đương quy sẽ dễ đẻ, giảm đau khi đẻ do giảm co thắt cổ tử cung.
Hai từ “đương quy” trong ngôn ngữ Hán Việt có nghĩa “về chỗ cần về”, vị thuốc này có thể điều khí, nuôi huyết, làm cho khí và huyết về đúng chỗ. Khi uống đương quy vào tỳ vị chỉ hỗ trợ tiết dịch vị, khi đến ruột mới hấp thu vào máu, đồng thời kích thích niêm mạc ruột hấp thu nhanh hơn, khi vào trong máu kích thích hấp thu oxy tăng nhanh, làm trẻ hóa tế bào máu. Đương quy có thể “hành”, có thể “giữ”, huyết trệ có thể tán, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tan có thể về.
DUONGQUI
Rễ đương quy nhìn rất giống nhân sâm
Theo nghiên cứu hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quị do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
Ở Mỹ, trong bộ “healthnotes”, đương quy đôi khi còn đươc gọi là “nữ nhân sâm” (female ginseng) được chỉ định để chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, tim mạch, huyết áp cao và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

Bài thuốc sử dụng đương quy

Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều: Đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu: Đương quy 8g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, bạch thược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
1361327387-dieu-tri-benh-duong-huyet--2-
Đương quy rất tốt cho phụ nữ
Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, ngưu tất 10g, nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập giơ tay cao lên đầu hàng ngày để có kết quả.
Nhuận táo thông tiện: Đương quy 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.
Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh như dùng đương quy thái mỏng nấu với thịt gà, ăn tuần 2 lần giúp kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon lại bổ máu. Hoặc dùng đương quy, thục địa, kỷ tử, ý dĩ ninh với móng giò lợn, tuần ăn 2 – 3 lần để bổ máu và hoạt huyết, giúp phụ nữ sau đẻ chóng hồi phục sức khỏe, có nhiều sữa.
Kiêng kỵ: Dùng cẩn thận trong trường hợp âm hư nội nhiệt, tiêu chảy.

Chi tiết xin quý khách liên hệ : Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức 

Thôn Lý Nhân - Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội
Tell 0466872314 Call 0962638076 Email nguubang@gmail.com http://nguubang.com/

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Công dụng tăng "bản lĩnh đàn ông" từ cây hoa đất

Hoa đất là loại giàu dược tính. Bộ phận sử dụng làm thuốc là củ của hoa đất, sau khi thu hoạch về loại bỏ tạp chất, rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ, phơi khô trong bóng râm (âm can) để dùng dần.

Công dụng tăng "bản lĩnh đàn ông" không ngờ từ cây hoa đất   1
Cây hoa đất
Hoa đất còn nhiều tên gọi khác như cây không lá, ký sinh hoàn, xà cô, tỏa dương, củ ngọc núi.
Hoa đất không có lục diệp tố, khác với các loài đã biết ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, hoa đất cũng được tìm thấy ở Kon Tum. Có thông tin 2 loài hoa đất khác cũng được phát hiện ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước.

Hoa đất là loại dược thảo trông như một cây nấm ký sinh trên rễ của những cây gỗ khác thường thấy ở các loại thuộc họ đậu hoặc dâu tằm hay các loài tre… Hoa đất cao 8-15 cm, củ sần sùi. Thân ký sinh là cuống cụm hoa mang 6-10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác dài 1,5-2 cm, rộng 1-1,5 cm.
Hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành bông nạc. Cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực không có cuống rõ, khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc xung quanh chân vảy bảo vệ, vảy hình trứng cụt đầu có 1 vòi nhụy.
Hoa đất mỗi năm trổ hoa 1 lần vào mùa đông xuân, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau rồi tàn lụi dần. Hoa rất thơm, tỏa hương vào chiều tối và sáng sớm. Hoa đất không có quả, sinh sản vô tính, tức tái sinh bằng cách đẻ nhánh.
Hoa đất được sử dụng riêng hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hay ngâm với rượu uống. Hoa đất thường được sử dụng làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe nhanh, dùng trị các chứng nhức mỏi chân tay, người mới ốm dậy, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh…

Xin giới thiệu vài phương thuốc tiêu biểu từ hoa đất.
Ăn ngủ kém, da xanh. Biểu hiện mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Dùng hoa đất 20 g, sắc lấy nước đặc chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Phụ nữ sau khi sinh. Dùng thuốc hoa đất sắc uống, rất nhanh hồi phục sức khỏe. Hoa đất 15 -
20 g, ích mẫu thảo khô 30 g, cho vào 3 chén nước sắc còn 1 chén. Sau đó sắc nước 2, nước 3. Đổ lẫn 3 chén thuốc của 3 lần, sắc lại còn 1 chén, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 30 ngày sẽ cho kết quả rất tốt.
Nam sinh lý suy nhược. Biểu hiện rối loạn cương, người mệt mỏi. Dùng hoa đất 100 g, rễ đinh lăng 100 g, ba kích nhục 80 g, dâm dương hoắc (sao với mỡ dê) 50 g, đương quy 50 g, hà thủ ô đỏ 50 g, câu kỷ tử 50 g, thục địa 50 g, bạch tật lê 50 g, trần bì 30 g. Tất cả ngâm với 5 lít rượu gạo có độ cao, sau 20 ngày là sử dụng. Ngày uống 2 lần vào trước hoặc sau bữa ăn hay trước lúc ngủ, mỗi lần 30 ml.
Chữa liệt dương. Hoa đất 12 g, thục địa 15 g, sơn thù 15 g, sơn dược 15 g, phục linh 12 g, câu kỷ tử 15 g, nhục thung dung 12 g, dâm dương hoắc 30 g, ba kích 12 g, bạch nhân sâm 12 g, lộc nhung 6 g, táo nhân (sao) 12 g, thỏ ty tử 12 g, thiên môn đông 9 g, cam thảo 9 g. Tán bột mịn, làm hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn 9 g, chiêu với nước trắng, kiêng ăn các thức tanh lạnh trong thời gian sử dụng thuốc.
Bổ thận, trị đau lưng. Kể cả đau nhức xương khớp, gối mỏi, đại tiện khô kết. Hoa đất 16 g, hoàng bá 16 g, quy bản 16 g, hoàng cầm 16 g, đỗ trọng 16 g, ngưu tất 16 g, tri mẫu 16 g, địa hoàng 10 g, đương quy 10 g, phá cố chỉ 8 g, tục đoạn 8 g. Tán bột mịn trộn rượu, hồ làm hoàn, mỗi lần uống 15 - 20 g, chiêu với nước muối loãng, ngày 2 lần.
Trị hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu mệt. Hoa đất 120 g, tang phiêu tiêu 120 g, long cốt 40 g, bạch phục linh 40 g. Tán bột mịn, trộn đều làm hoàn, mỗi lần uống 15 - 20 g, chiêu với nước muối loãng, ngày 2 lần.

Thuốc bổ thận tráng dương. Hoa đất 10 g, nhân sâm 12 g, hoàng kỳ 16 g, đỗ trọng 16 g, nhục thung dung 8 g, thỏ ty tử 12 g, xa sàng tử 12 g, phúc bồn tử 12 g, đương quy 12 g, bạch truật 12 g, thục địa 16 g, ba kích 12 g, dâm dương hoắc 12 g, lộc nhung 12 g, câu kỷ tử 12 g, đại táo 5 quả, long nhãn 10 g, cam thảo 6 g, xuyên khung 8 g, hà thủ ô đỏ 12 g. Sắc ngày 1 thang lấy 3 lần nước thuốc rồi làm lại còn 250 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 7 thang. Nếu uống được rượu thì có thể dùng phương trên nhưng mỗi vị cần gấp 5 lần cho cả thang thuốc, ngâm với 5 lít rượu trong 30 ngày rồi mới gạn rượu và cho vào 500 ml mật ong trộn đều để uống dần. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 25 - 30 ml.

Trị chứng xuất tinh sớm. Hoa đất 20 g, thục địa 30 g, đỗ trọng 30 g, đuôi heo 150 g, gừng tươi
15 g, đại táo 8 quả. Đuôi heo làm sạch cắt khúc, gừng tươi giã nát, các vị rửa sạch cho cả vào nồi hầm nhỏ lửa, sau 3 giờ lấy ra ăn cái, uống nước.
 Chi tiết xin quý khách liên hệ : Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức . Thôn Lý Nhân - Xã Dục Tú - Đông Anh - Hà nội
Tell 0466872314 Call 0962638076 Email nguubang@gmail.com
http://nguubang.com/

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

bán hà thủ ô đỏ sapa

Bán Hà thủ ô đỏ sapa đã chế giá 220.000 / kg
Hà thủ ô đỏ phơi khô chưa chế giá 200.000 / kg
Chi tiết liên hệ : 0466872314 Call 0962638076 http://nguubang.com/

bán giảo cổ lam hòa bình giá 150.000 / kg

Bán giảo cổ lam hòa bình giá 150.000 / kg liên hệ 0466872314 Call 0962638076 http://nguubang.com/

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

bán sâm cau

cần bán sâm cau tươi giá 200.000 / kg . sâm cau khô giá 350.000 / kg . liên hệ 0466872314 call 0962638076   http://nguubang.com/

bán sâm ba kích tươi và khô

bán sâm ba kích tươi giá 250.000 đồng / kg  khô 800.000 đồng / kg giao hàng tận nơi  liên hệ . 0466872314 call 0962638076 Email nguubang@gmail.com  http://nguubang.com/

bán tầm gửi các loại

Bán tầm gửi cây dâu và tầm gửi cây gạo .giá bán 500.000 / kg khô  liên hệ 0466872314 call 0962638076
http://nguubang.com/

Cần bán lạc tiên tươi và khô

Cần bán lạc tiên tươi và khô giá bán lạc tiên khô 130.000 / kg  liên hệ mua hàng . 0466872314 call 0962638076 http://nguubang.com/

bán tam thất bắc

Cần bán tam thất bắc giá bán loại 100 củ / kg giá 2200.000/kg loại 70 củ giá bán 2400.000 / kg . loại 50 củ / kg giá bán 2700.000 / kg .giao hàng tận nơi  liên hệ 0466872314 call 0962638076 http://nguubang.com/

cần bán thảo quả

cần bán thảo quả , đặc sản sapa giá 100.000 / kg chi tiết liên hệ 0466872314 call 0962638076 http://nguubang.com/

cần bán sa nhân

cần bán sa nhân chất lượng tốt , liên hệ 0466872314 call 0962638076 http://nguubang.com/

bán nấm linh chi các loại

Cần bán nấm linh chi của núi rừng tây bắc , công ty có các loại nấm theo yêu cầu của quý khách chi tiết liên hệ . 0466872314 call 0962638076  http://nguubang.com/

bán ngải đen ( nghệ Rừng )

Cần bán củ ngải đen nguyên chất liên hệ . 0466872314 call 0962638076  http://nguubang.com/

bán bảy lá một hoa

Bán bảy lá một hoa tươi và khô , giá khô 2500.000 / kg chi tiết liên hệ : 0466872314 call 0962638076 http://nguubang.com/

Bán Lan Kim Tuyến

Bán Lan Kim Tuyến giá 3.000.000 / kg . Liên Hệ : 0466872314 Call 0962638076 http://nguubang.com/

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Đậu Nưa Konjac Glucomannan Konyaku

Konyaku là một trong những sản phẩm ít béo và ít Calorie nhất, không chứa Choresterol. Nguyên nhân là vì nó chứa khoảng 97% nước, 3% còn lại chủ yếu là chất xơ tồn tại dưới phức hợp glucomannan mà cơ thể con người không thể chuyển hoá được.
   Konyaku cũng chứa một số rất ít tinh bột, protein và khoáng chất như canxi.
   Konyaku được xem là thực phẩm ăn kiêng nổi tiếng vì nó khiến người ăn có cảm giác no rất lâu. Ngoài ra Konyaku còn làm sạch đường tiêu hóa, loại độc tố trong cơ thể. Vì vậy nó còn được xem là một cây chổi cho dạ dày.
   Cách dùng
   Đầu tiên lấy Konyaku ra khỏi hộp (bỏ nước đi), sau đó rửa lại dưới vòi nước lạnh đang chảy trong 2 phút.
   Tiếp đó bắt một nồi nước sôi lên, trụng sơ trong nước sôi một vài phút hoặc cho đến khi Konyaku không còn mùi hôi khó chịu nữa (bước này không thể được bỏ qua vì nếu không chế biến kĩ, Konnyaku sẽ có mùi hơi khó chịu và có thể làm ảnh hưởng mùi vị cả món ăn.
   Làm ráo Konyaku trước khi cắt thành miếng vuông hoặc lát để nấu món bạn thích.
  Konyaku được dùng ngon hơn trong các món hầm, món lẩu, món kho...Vì càng nấu Konnyaku lâu, hương vị sẽ càng tăng thêm. Ngoài ra Konyaku được xào với rau và các gia vị khác cũng không kém phần ngon miệng. Chi tiết sản phẩm xin quý khách liên hệ : Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức . Thôn Lý Nhân - Xã Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội . Tell 0466872314 Call 0962638076 Email nguubang@gmail.com http://nguubang.com/

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Bán nghệ trắng khô và tươi : 0962638076

1. Nghệ trắng giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ trắng giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ trắng để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.
Sử dụng nghệ trắng đúng cách để phát huy hết tác dụng:
Đối với bệnh ung thư ruột
Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
Chữa bệnh viêm khớp : Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khi gặp rắc rối với tiêu hoá : Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
Bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
Đối với người hút thuốc
Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư. 
Chữa bệnh hen suyễn:
Rửa sạch củ nghệ trắng rồi thái mỏng cho người bệnh ăn, Cũng có thể cầm cả củ ăn dần từng ngày. Mỗi ngày người bệnh phải ăn đều đặn hai bữa vào sáng sớm và trưa, hoặc chiều tối, Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà  có thể cho người bệnh ăn củ nghệ trắng trong vòng 1 tuần – 1 tháng.Thường mỗi bữa ăn ½ - 1 củ. Dù người bị bệnh nặng đến mấy chỉ cần ăn củ nghệ trắng tối đã 1 tháng sẽ khỏi (Kinh nghiệm chữa bệnh của Dân tộc Pa cô). 
Đối với Phụ nữ sau khi sinh đẻ cách làm (Theo kinh nghiệm dân gian)
2kg nghệ trắng, 2 lít nước + lượng muối vừa phải, nấu sôi để nguội. Nghệ rửa sạch, cắt lát, say nhuyễn rồi cho vào lượng nước như trên trong 1 cái hủ nhựa hoặc bằng thủy tinh đều được, khoảng 1 tháng là dùng được.
Kết hợp với rượu gừng: Cách làm rượu gừng:2 kg gừng, 3 lít rượu. Gừng rửa sạch, cắt lát, say nhuyễn rồi cho vào lượng rượu như trên trong 1 cái hủ nhựa hoặc bằng thủy tinh đều được, khoảng 1 tháng là có thể dùng.
Cách dùng: Sau khi sinh 3 đến 7 ngày (vết thương bớt đau), lấy 1 lượng nghệ trắng vừa phải ra chén, dùng tay chà sát lên toàn thân khoảng 5 phút. Làm đẹp phần mặt thì cho nghệ vào khăn sữa, thoa nhẹ nhàng lên mặt. Sau đó để khô người hoàn toàn, lúc này muối có trong nước và nghệ sẽ khô lại, nhìn người cứ như muối bám toàn thân. Tiếp theo mình không cần tắm qua nước nóng mà chỉ cần lấy nước rượu gừng lau qua toàn thân và mặt, bạn sẽ cảm nhận được làn da mịn màn và rất thơm mùi rượu.

   Hiện nay công ty chúng tôi đang có các loại nghệ sau : nghệ trắng tươi tây bắc giá : 100.000 đồng / kg nghệ trắng khô thái lát giá 500.000 đồng / kg , bột nghệ trắng giá 800.000 đồng / kg  . Mọi chi tiết quý khách liên hệ Tell 0466872314 Call 0962638076 Email thuocnamthd@gmail.com http://nguubang.com/

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Sâm tố nữ thần dược tăng kích cỡ vòng 1

Sâm tố nữ hay còn gọi là Sắn dây củ tròn (tên khoa học: Pueraria mirifica), được biết đến từ lâu với khả năng hồi xuân đặc biệt ở nữ giới, phục hồi sức khỏe da và tóc, làm nở và săn chắc ngực, và chỉ được tìm thấy phần lớn ở những vùng cao phía bắc Thái Lan, Mi-an-ma.' liên hệ mua hàng . 0962638076 http://nguubang.com/
sam-to-nu

Công dụng của cây nắp ấm

Công dụng của cây nắp ấm

Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung (Trung Quốc). Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.

Đặc điểm của cây nắp ấm

Nắp ấm còn có tên cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung (Trung Quốc). Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Theo tài liệu ở Việt Nam có 5 loài, mọc leo, hoặc dựa vào cây khác. Chúng tôi gặp loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng. Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận. Các loài trên đều phân bố vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.
Nắp ấm thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5-6mm (loại thấp), 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.
nap20am Công dụng của cây nắp ấm
Cây nắp ấm
Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài.
Mùa ra hoa tháng 5-10, quả tháng 11-12.
Phân bố: loài của nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau.

Công dụng của cây nắp ấm

Bộ phận dùng: thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác.
Tính vị, tác dụng: vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Công dụng: theo kinh nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm.
Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết ápđái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu).
Liều dùng: 15-30g hoặc 30-60g khô.
Đơn thuốc sử dụng có cây nắp ấm
Gan nhiễm mỡ (dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu): toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày.
Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Sỏi thận, sỏi đường niệu: nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.
  • Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng 
  • http://nguubang.com/

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Cần mua củ nưa chuông ( khoai nưa )

Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức , cần mua số lượng lớn củ nưa chuông 3 năm tuổi , lưu ý công ty chỉ mua loại củ cắt ra luộc thử thấy rất nhiều chất nhầy , cá nhân đơn vị tổ chức nào có khả năng cung cấp xin vui lòng liên hệ . 0466872314 Call 0962638076 Email thuocnamthd@gmail.com



                                                     http://nguubang.com/

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Cánh kiến đỏ giá bán 100.000 / kg

Hiên nay chúng tôi đang có một số lượng lớn sản phẩm Cánh kiến đỏ có chất lượng rất tốt, cần tiêu thụ cho người dân.

Người ta còn dùng nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột cà phê và một số loại hột khác.  Nhựa cánh kiến cũng được dùng để pha màu sơn và vẹc ni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng,  pha chế với các chất hóa học khác làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhựa cánh kiên đỏ còn được dùng trong công nghiệp vecni, son,mạ những sản phẩm chiu nhiệt, chịu axit, chiu tác động của khí hậu khắc nghiệt, như máy bay, đồ điện tử cao cấp; Sản phẩm cánh kiến đỏ còn dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, túi nilon tự hủy.... Những sản phẩm thân thiên với môi trường và sức khỏe cộng đồng , mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ 
Tell 0466872314 Call 0962638076 Email nguubang@gmail.com  http://nguubang.com/

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Cây râu mèo

Cây râu mèo

cay rau meo Cây râu mèo

Tên khác:

Cây bông bạc.

Tên khoa học:

Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis).

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid, saponin, coumarin, tinh dầu, chất béo, tanin…

Công dụng:

Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày.
http://nguubang.com/

Cây rau dền

Cây rau dền

cay rau den Cây rau dền

Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.
Rau dền gồm nhiều loài: Dền cơm ( Amaranthus viridis L), Dền tía ( Amaranthus tricolor L).
Bộ phận dùng: toàn cây và rễ. Theo Đông y dền cơm vị ngọt tính hàn. Dền tía vị ngọt mát vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Có thể nấu, xào, ép nước. Ngày dùng 100 – 250g.

Một số món ăn, bài thuốc có rau dền:

  • Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
  • Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
  • Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
  • Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Lá dền tía 50g rửa sạch thái lát nấu bỏ bã lấy nước thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản
  • Chữa đau mắt: hạt dền cơm hạt thảo quyết minh liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
  • Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay nấu với bột canh bột tôm hay nước cua. Mát gan thanh nhiệt kích thích tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian lấy lá rau dền giã nát uống nước và bã đắp chữa rắn cắn.
Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa tiểu tiện không thông.   http://nguubang.com/

Cây nhàu

Cây nhàu

cay nhau Cây nhàu

Tên khác:

Cây Ngao, Nhàu núi, cây Giầu.

Tên khoa học:

Morinda citrifolia L., họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

Bộ phận dùng:

Quả, rễ, lá.

Thành phần hoá học chính:

Anthranoid.

Công dụng, cách dùng:

Rễ chữa cao huyết áp. Ngày dùng 30-40g sắc uống thay nước chè.
Quả ăn với muối giúp nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, nướng chín ăn chữa lỵ.
Lá giã nát đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da non, sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm thuốc bổ.

Chú ý:

Một số cây thuộc chi Morida cũng được gọi là cây Nhàu. Trong số này cây Morida trimera L. cũng được gọi là Nhàu núi và rễ được dùng để chữa huyết áp cao
Đã có một số chế phẩm từ quả Nhàu đuợc sản xuất dưới các dạng bào chế khác nhau.  http://nguubang.com/

Cây khôi

Cây khôi

cay khoi Cây khôi

Tên khác:

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.

Tên khoa học:

Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Cây mọc hoang ở những khu rừng rậm miền thượng du như Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình…

Bộ phận dùng:

Lá.

Thành phần hoá học chính:

Tanin.

Công dụng:

Chữa đau dạ dày.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày uống 40-80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.   http://nguubang.com/

Cây gạo

Cây gạo

cay gao Cây gạo

Tên khác:

Mộc miên.

Tên khoa học:

Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav., họ Gạo (Bombacaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Vỏ cây, hoa.

Thành phần hoá học chính:

Chất nhầy.

Công dụng:

Dùng bó chữa gãy xương, làm thuốc cầm máu, thông tiểu, chữa ỉa chảy, kiết lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống, ngày dùng 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu.
Hoa sao vàng, sắc uống, ngày dùng 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ.  http://nguubang.com/

Cây đại

Cây đại

cay dai Cây đại

Tên khác:

Cây sứ, Bông sứ.

Tên khoa học:

Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, họ Trúc đào (Apocynaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở các đình chùa, các vườn hoa.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae).
Lá tươi, nhựa tươi.

Thành phần hoá học chính:

Các chất thuộc nhóm Iridoid, alcaloid, trong hoa có tinh dầu.

Công dụng:

Vỏ thân dùng để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thuỷ thũng.
Hoa trị sốt, chữa ho tiêu đờm.
Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu.
Nhựa: bôi trị vết ghẻ lở, viêm tấy.

Cách dùng:

Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống dùng để nhuận tràng: 3-6g, dùng để xổ: 8-16g.
Hoa: 12-20g.

Chú ý:

Người đang tiêu chảy, có thai không được dùng.   Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn

cay cut lon Cây cứt lợn

Tên khác:

Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi.

Tên khoa học:

Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, alcaloid, saponin.

Công dụng, cách dùng:

Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
Chữa rong huyết sau khi sinh nở: 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

Chú ý:

Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) cũng được gọi là cây Cứt lợn, cỏ hôi.    Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cây chổi xể

Cây chổi xể

choi xe Cây chổi xể

Tên khác:

Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.

Tên khoa học:

Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Lá, phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu.

Công dụng:

Chữa cảm cúm, đau nhức, ăn không tiêu, đau bụng, dùng cho phụ nữ uống sau khi để, cất tinh dầu.

Cách dùng, liều lượng:

Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cẩu tích

Cẩu tích

cau tich Cẩu tích

Tên khoa học:

Rhizoma Cibotii

Nguồn gốc:

Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Cây này mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột.

Công dụng:

Chữa đau khớp, đau lưng phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già yếu đi tiểu nhiều.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 10-18g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Câu kỳ tử

Câu kỳ tử

cau ky tu Câu kỳ tử

Tên khác:

Khởi tử.

Tên khoa học:

Fructus Lycii

Nguồn gốc:

Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).
Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Caroten, vitamin C, acid amin.

Công dụng:

Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, ra nhiều nước mắt, mắt mờ, đái đường.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Chú ý:

Vỏ rễ của cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì (Cortex Lycii sinensis) dùng chữa sốt, ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu…  Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Câu đằng

Câu đằng

cau dang Câu đằng

Tên khoa học:

Ramulus Uncariae cumunsis

Nguồn gốc:

Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây Câu đằng thường mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta.
Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin).

Công dụng:

Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh…

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc.

Ghi chú:

Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía.  Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cát cánh

Cát cánh

cat canh Cát cánh

Tên khoa học:

Radix Platycodi

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Cây ưa khí hậu vùng ôn đới, một số vùng cao nước ta có thể trồng được.
Dược liệu phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Saponin triterpenoid.

Công dụng:

Chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khó thở.

Cách dùng, liều lượng:

Mỗi ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kết hợp với các vị thuốc khác
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cát căn

Cát căn

cat can Cát căn

Tên khác:

Sắn dây.

Tên khoa học:

Radix Puerarie

Nguồn gốc:

Vị thuốc là rễ củ đã chế biến của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột 12-15% (rễ tươi), flavonoid (puerarin, daizin, daizein).

Công dụng:

Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
Chế tinh bột làm thực phẩm và làm thuốc.

Cách dùng, liều lượng:

Mỗi ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Canhkina

Canhkina

canhkina Canhkina

Tên khoa học:

Cortex Cinchonae

Nguồn gốc:

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi, sấy khô của nhiều loài Canhkina như: Canhkina đỏ (Cinchona succirubra Pavon), Canhkina vàng (Cinchona calisaya Weddell), Canhkina xám (Cinchona officinalis L.), họ Cà phê (Rubiacea).
Cây được trồng ở một số vùng ở nước ta (Ba Vì, Lâm Đồng).

Thành phần hoá học chính:

Các alcaloid (quinin, quinidin, cinchonin, cincholidin…), glucosid đắng, nhựa…

Công dụng:

Chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều trị sốt rét.
Thuốc hạ sốt, thuốc bổ kích thích tiêu hoá, điều trị các vết thương, vết loét.

Cách dùng, liều lượng:

Uống dạng bột, cao, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g, cồn: 2-15g, siro:20-100ml mỗi ngày. Quinin chữa sốt rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.

Chú ý:

Cây Ô môi (Cassia fistula L. = Cassia grandis L. f.) được trồng ở đồng bằng sông Cửu long và một số tỉnh ở miền Bắc cũng gọi là Canhkina Việt Nam, cơm quả làm thuốc nhuận, tẩy, cần phân biệt, tránh nhầm lẫn.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cánh kiến đỏ

Cánh kiến đỏ

canh kien do Cánh kiến đỏ

Tên khoa học:

Lacca

Nguồn gốc:

Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae) tạo ra. Sâu cánh kiến có ở nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đó Sâu cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến đỏ.

Thành phần hoá học chính:

Chất màu (các dẫn chất anthraquinon), chất nhựa (hỗn hợp polyester giữa acid béo có nhóm OH và các nhóm sesquiterpen).

Công dụng, cách dùng:

Thuốc hạ sốt: Ngày dùng 4-6 g;
Cồn gôm lac 5% chấm răng để phòng sâu răng.
Làm hương liệu, bao viên thuốc chống ẩm, làm chất màu, chất tạo màng (vecni, chất cách điện, keo dán).
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cam toại

Cam toại

cam toai Cam toại
Euphorbia sieblodianae

Tên khoa học:

Euphorbia sieblodianae

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ cây Cam toại (Euphobia sieblodiana Morren et Decaisne hay Euphorbia kansui Liou.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

γ-euphorbol, euphadienol.

Công dụng:

Dùng làm thuốc xổ, tẩy mạnh.

Cách dùng, liều lượng:

Cam toại dùng sống (Sinh cam toại) có tác dụng mạnh và độc tính mạnh (liều mỗi ngày 0,3-1g).
Cam toại nướng, xào dấm làm chậm tác dụng xổ tẩy và làm giảm độc tính (liều mỗi ngày 1,5-3g). Dùng dạng bột hay dạng viên.

Chú ý:

Dược liệu độc, không dùng cho phụ nữ có thai, không dùng chung với Cam thảo.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cam thảo dây

Cam thảo dây

cam thao day Cam thảo dây
Abrus precatorius L.

Tên khác:

Dây cườm cườm, Dây chi chi.

Tên khoa học:

Abrus precatorius L., họ Đậu (Fabaceae).
Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh, làm thuốc ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất (Herba Abri Precatorii).

Thành phần hoá học chính:

Chất ngọt tương tự glycyrrhizin.

Công dụng:

Dùng thay cảm thảo bắc chữa cảm, ho.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-16g, sắc uống, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cá ngựa

Cá ngựa

ca ngua Cá ngựa

Tên khác:

Hải mã, Thuỷ mã.

Tên khoa học:

Hippocampus

Nguồn gốc:

Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của một số loài Cá ngựa: Hippocampus kelloggi Jordan et Snyder (Khắc thị hải mã), Hippocampus histrix Knaup (Cá ngựa gai = Thích hải mã), Hippocampus kuda Bleeker (Đại hải mã), Hippocampus trimaculatus Leach (Cá ngựa chấm = Tam ban hải mã)…, họ Hải long(Syngnathidae).
Vùng biển nước ta có một số loài Cá ngựa đang được khai thác và sử dụng.

Thành phần hoá học chính:

Protid, lipid.

Công dụng:

Thuốc bổ, kích thích sinh dục, chữa liệt dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏi gối, báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng 4-10g một ngày dưới dạng thuốc sắc, bột, rượu, hoàn.

Chú ý:

Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cà gai leo

Cà gai leo

ca gai leo Cà gai leo
Solanum hainanense

Tên khác:

Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.

Tên khoa học:

Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)

Thành phần hoá học chính:

Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.
Dây có alcaloid.

Công dụng:

Cây được dùng trị hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Cà đinh

Cà đinh

ca dinh Cà đinh
Solanum surattense

Tên khoa học:

Solanum surattense Burm. f. , họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học chính:

Saponin (solanin, solasonin…).

Công dụng:

Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét.

Cách dùng, liều lượng:

Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài đắp lên vết loét.

Chú ý:

Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.
Tránh nhầm lẫn với cây Cà độc dược (Datura metel L.) Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/

Bụp giấm

Bụp giấm

bup giam Bụp giấm
Hibiscus subdaiffla L.

Tên khoa học:

Hibiscus subdaiffla L. , họ Dâm bụt (Malvaceae).
Cây có nguồn gốc ở Tây phi, nay trồng ở nước ta.

Bộ phận dùng:

Đài hoa, quả, lá.

Thành phần hoá học chính:

Flavonoid (hibiscitrin, gossypitrin…), acid hibiscic, acid amin, a,b-caroten…

Công dụng:

Kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Là nguồn nguyên liệu có triển vọng để chiết xuất các chất màu thực phẩm.

Cách dùng , liều lượng:

Sử dụng dưới dạng rượu, trà.

Chú ý:

Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mời quý khách tham quan công Ty Tân Hương Đức http://nguubang.com/